Vỏ tủ điện là một trong những thiết bị quan trọng không thể thiếu trong các công trình điện hoặc dân dụng. 

Vậy, vỏ tủ điện là gì? Phân loại, Cấu tạo, Chức năngVai trò của vỏ tủ điện? Quy trình sản xuất vỏ tủ điện như thế nào? Những điều cần lưu ý khi chọn mua vỏ tủ điện? Cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

Xem thêm: Tủ điện, Tủ điện công nghiệp, Tủ điện ngoài trời, Tủ điện 3 pha, Tủ điện hạ thế, Tủ điện phân phối, Tủ điện trung thế, Tủ điện điều khiển, Các loại tủ điện công nghiệp.

1. Vỏ tủ điện là gì?

Vỏ tủ điện dùng để chứa các thiết bị điện như aptomat, cầu dao, biến thế, biến áp, đồng hồ đo điện, bộ điều khiển,… ở trong nhà máy cũng như các công trình dân dụng.

Vỏ tủ điện
Vỏ tủ điện

Tủ điện công nghiệp là loại tủ thường được dùng trong những ngành công nghiệp. Nó phải đảm bảo những tiêu chí về độ bền bỉ, chính xác trong thời gian dài ở nhiều môi trường làm việc khác nhau.

2. Phân loại vỏ tủ điện

Vỏ tủ điện thường có các loại sau:

Vỏ tủ điện ngoài trời
Vỏ tủ điện ngoài trời
  • Vỏ tủ điện trong nhà: là loại nhỏ có chân đế thấp, thường có kích thước nhỏ.
Vỏ tủ điện trong nhà
Vỏ tủ điện trong nhà

3. Cấu tạo, chức năng và ứng dụng của vỏ tủ điện

3.1. Cấu tạo

Tùy theo hình dạng của tủ điện mà lớp vỏ tủ điện có cấu tạo là hình chữ nhật hoặc hình vuông, với kích thước tùy theo yêu cầu của người sử dụng.

Vỏ tủ điện được cấu thành từ vật liệu là tôn tấm có độ dày từ 0.8mm- 2.0mm, với bề mặt được sơn tĩnh điện. Màu sắc thường gặp của vỏ là màu ghi sáng hoặc màu kem.

Kích thước của nó rất đa dạng tùy thuộc vào yêu cầu của người dùng. Tuy nhiên phổ biến sẽ là chiều cao từ 400-2200mm, chiều rộng từ 300-1000mm, chiều dài từ 150-1000mm.

3.2. Chức năng 

Vỏ tủ điện công nghiệp có nhiều chức năng khác nhau. Tuy nhiên nó có 3 chức năng chính là:

  • Vỏ tủ điện được coi một thiết bị giúp điều khiển tất cả mọi hệ thống điện tử của những thiết bị nhỏ lẻ cho tới toàn bộ hệ thống.
  • Vỏ tủ điện được lắp đặt với mục đích đảm bảo sự an toàn với người dùng thiết bị điện. 
  • Vỏ tủ điện cung cấp nguồn điện liên tục cho những hệ thống điện và giúp cho hệ thống máy vận hành.

3.3. Ứng dụng 

Vỏ tủ điện có vai trò chủ yếu là một hộp lớn chứa các linh kiện bên trong, sắp xếp và vận hành các thiết bị sao cho hợp lý, dễ thao tác vận hành. Ngoài ra, vỏ tủ điện còn bảo vệ các thiết bị bên trong.

4. Quy trình sản xuất vỏ tủ điện

Để sản xuất một vỏ tủ điện, nhà sản xuất cần tuân thủ theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Chọn vật liệu phù hợp để cắt.
  • Bước 2: Đục lỗ trên máy tay hoặc máy đột CNC.
  • Bước 3: Mài nhẵn lỗ vừa đục.
  • Bước 4: Chấn định hình.
  • Bước 5: Hàn ghép.
  • Bước 6: Dùng dung dịch xút để tẩy dầu mỡ.
  • Bước 7: Dùng axit để tẩy gỉ.
  • Bước 8: Định hình bề mặt.
  • Bước 9: Phốt-phát hóa bề mặt.
  • Bước 10: Rửa với nước rồi hong khô.
  • Bước 11: Phun sơn tĩnh điện với màu yêu cầu.
  • Bước 12: Sấy ở nhiệt độ 190 – 200 độ C trong khoảng 10 phút.
  • Bước 13: Lắp ráp thành phẩm.
  • Bước 14: Kiểm tra và đóng gói.

5. Những điều cần lưu ý khi chọn mua vỏ tủ điện

Phân loại vỏ tủ điện

Tùy thuộc vào nhu cầu và các thiết bị chứa trong tủ điệnvỏ tủ điện có rất nhiều kết cấu đa dạng. Để có một vỏ tủ điện như ý, hãy xác định các yếu tố sau.

5.1. Xác định kích thước tủ điện

Vỏ tủ điện có nhiều kích thước khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng mà có sự lựa chọn kích thước hợp lý. Kích thước tủ điện được xác định bằng kích thước của tất cả những thiết bị linh kiện dự định lắp trong tủ điện

Hãy đảm bảo rằng vỏ tủ điện có kích thước hợp lý, không nên quá chật, sẽ gây khó khăn cho quá trình lắp đặt thiết bị linh kiện. Nếu có không gian rộng rãi, thì nên để vỏ tủ điện rộng một chút tạo sự thoải mái hơn.

5.2. Môi trường lắp đặt tủ

Môi trường lắp đặt là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến độ bền của vỏ tủ điện. Tùy thuộc vào tủ điện đặt ở đâu để có thể lựa chọn loại vỏ tủ ứng ý nhất. 

Vỏ tủ nằm ngoài trời sẽ có yêu cầu về cấu trúc cũng như chất liệu khắt khe hơn so với những vỏ tủ trong nhà. Cũng như kết cấu sẽ thay đổi để đảm bảo được tác động của nước và bụi từ môi trường bên ngoài. 

Vỏ tủ ngoài trời cần chân đế cao, có mái dốc để thoát nước hoặc có tai để treo lên cột. Cánh tủ được thiết kế phù hợp để nước và các bụi bẩn không thể lọt vào. Ngoài ra, tủ điện ngoài trời cần có lớp sơn tĩnh điện để đảm bảo cho tủ có khả năng chống chịu tốt với thời tiết, bền với thời gian.

Nên sử dụng vật liệu là tấm inox để làm vỏ tủ nếu lắp đặt tủ điện trong môi trường có chất ăn mòn như nhà máy hóa chất. Còn nếu tủ điện được lắp đặt ở môi trường ngoài trời thì vỏ tủ được làm từ tấm kim loại hoặc tấm composite với độ dày và kích thước phù hợp.

5.3. Vỏ tủ điện 1 cánh hay 2 cánh

Vỏ tủ điện 1 cánh được sử dụng để chứa các thiết bị điện tử, linh kiện nhỏ, dòng điện bé, nguy hiểm ít người sử dụng.

Vỏ tủ 2 cánh được sử dụng để chứa các thiết bị linh kiện có dòng điện lớn. Với mục đích là cách ly các nguy hiểm đối với người vận hành, nhưng vẫn đảm bảo được hoạt động của các thiết bị linh kiện trong quá trình vận hành.

6. Cơ sở sản xuất vỏ tủ điện: Uy tín – Chất lượng – Giá rẻ

Công ty TNHH MTV Airblower là đơn vị uy tín cung ứng vỏ tủ điện theo yêu cầu của khách hàng. Chúng tôi trực tiếp sản xuất vỏ tủ điện với tiêu chuẩn chất lượng cao và giá thành cạnh tranh. Vỏ tủ điện Airblower phân phối ở Hà Nội và trên cả nước.

Quý khách có nhu cầu đặt mua vỏ tủ điện, vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn: 0906 050 483

Airblower rất vui khi được phục vụ quý khách hàng!

#bảng báo giá #báo giá vỏ tủ điện #tủ điện đẹp #tủ điện 200x300x150