Tủ điện 3 pha là loại tủ điện được sử dụng nhiều tại những công trình nhà máy, công xưởng. Đây là thiết bị giúp bảo vệ ngắt mạch của dòng điện và mang tới sự an toàn cho người dùng.
Vậy tủ điện 3 pha là gì? Làm thế nào để đấu tủ điện 3 pha một cách chính xác? Bài viết này sẽ giải đáp hết tất cả câu hỏi trên. Cùng tham khảo nhé!
Xem thêm: Tủ điện, Tủ điện công nghiệp, Tủ điện ngoài trời, Vỏ tủ điện, Tủ điện hạ thế, Tủ điện phân phối, Tủ điện trung thế, Tủ điện điều khiển, Các loại tủ điện công nghiệp.
1. Tủ điện 3 pha là gì?
Tủ điện 3 pha dùng để đựng các loại cầu dao và những thiết bị khác liên kết với nguồn điện chính, được ứng dụng nhiều trong nhà máy, công xưởng, công nghiệp,… phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện của các doanh nghiệp. Thiết bị này được thiết kế gọn nhẹ, dễ dàng sử dụng và lắp đặt.
Vai trò quan trọng nhất là mang lại sự an toàn tuyệt đối cho mọi người. Tủ điện 3 pha được thiết kế chuyên dụng để lắp đặt các thiết bị điện 3 pha.
2. Cách đấu tủ điện 3 pha chi tiết
Cách đấu tủ điện 3 pha diễn ra khá phức tạp. Tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật mà việc thiết kế, lắp đặt tủ điện 3 pha phục vụ cho từng dự án sẽ được thực hiện với nhiều bước hoàn toàn khác nhau.
Với mỗi dự án, cách đấu tủ điện 3 pha theo yêu cầu kỹ thuật sẽ khác nhau. Nhưng sẽ có các bước cơ bản để lắp đặt tủ điện 3 pha như sau:
Bước 1: Tính toán thông số kỹ thuật, lựa chọn các thiết bị cần thiết
Khi lựa chọn tủ điện 3 pha cho hệ thống điện tòa nhà, nhà máy, phân xưởng, văn phòng,… người dùng cần xác định được số lượng phụ tải, số nhánh cần phân phối để tính toán được thông số, số lượng aptomat, dây dẫn,…
Các giá trị cần thiết này giúp chúng ta cân đối giữa các bài toán kỹ thuật và điều kiện kinh tế. Việc lựa chọn giá trị thiết bị quá cao so với cần thiết sẽ làm giá thành của các sản phẩm tăng lên.
Bước 2: Thiết kế sơ đồ bố trí thiết bị điện và các sơ đồ về nguyên lý hoạt động
Mục đích của việc bố trí thiết bị điện và thiết kế được sơ đồ nguyên lý hoạt động nhằm đảm bảo cho các thiết bị điện hoạt động một cách tốt nhất, an toàn nhất, đầy đủ các tính năng cần thiết, tối ưu trong thiết kế. Đây là bước vô cùng cần thiết và quan trọng trong quy trình đấu tủ điện 3 pha.
Hơn nữa, việc thiết kế nên bản vẽ chi tiết, khoa học còn giúp người dùng trong việc tiết kiệm chi phí, hỗ trợ kiểm tra sửa lỗi khi có sự cố và dễ dàng mở rộng.
Sau khi bố trí thiết kế thiết bị điện xong thì người dùng nên kiểm tra kỹ lưỡng lại thiết kế nhằm tránh xảy ra những sai sót không đáng có làm ảnh hưởng đến các bước tiếp theo.
Bước 3: Gia công tủ điện 3 pha và lắp đặt vỏ
Sau khi đã tính toán được các thiết bị điện cần thiết được sử dụng cho tủ điện 3 pha thì tiếp theo là việc lựa chọn được vỏ tủ điện 3 pha để đủ sức chứa các thiết bị điện đó là vô cùng quan trọng. Lưu ý tính toán thật kỹ để có thể thi công nên tủ điện đẹp, độ an toàn tuyệt đối trong suốt quá trình sử dụng. Đồng thời, trên bề mặt tủ điện 3 pha, người dùng nên gia công các lỗ khoan để thực hiện lắp đặt các thiết bị điện một cách hiệu quả nhất.
Ngoài ra, cần tuân thủ theo nguyên tắc thiết kế các thiết bị khi lắp đặt vỏ tủ điện 3 pha sau đây:
- Các thiết bị điện như đồng hồ đo dòng điện, đèn báo nguồn, đồng hồ chỉ thị, điện áp luôn phải đặt phía trên cùng của tủ điện 3 pha.
- Còn các thiết bị thực hiện việc điều khiển như nút nhấn, công tắc phải đặt ở phía dưới của tủ điện 3 pha.
- Các công tắc nên đặt ở vị trí trên cùng hàng ngang mục đích nhằm thuận tiện nhất cho quá trình vận hành.
Bước 4: Sắp xếp hợp lý các thiết bị bên trong tủ điện 3 pha
Yêu cầu kỹ thuật của tủ điện và kỹ năng của người thi công là yếu tố quan trọng ở bước này. Khi sắp xếp các thiết bị bên trong tủ điện cần tuân thủ yêu cầu của bản vẽ đã đưa ra, phải sắp xếp thẩm mỹ, khoa học, chính xác,…
Mục đích để nhằm hạn chế ảnh hưởng độ nhiễm giữa các thiết bị điện, tiết kiệm chi phí, dây dẫn điện, tăng tính thẩm mỹ cho tủ điện đẹp và đảm bảo khả năng vận hành của các thiết bị ổn định.
Bước 5: Đấu dây dẫn điện trong tủ điện 3 pha
Đầu cốt nên phân biệt thành các màu (đỏ, xanh, vàng,…) và đánh các số thứ tự để dễ dàng kiểm soát được toàn bộ hệ thống dây dẫn và khả năng hoạt động của các thiết bị điện trong tủ điện 3 pha. Còn đối với dây tín hiệu có độ nhạy cao, người dùng nên bọc để chống nhiễu một cách tốt nhất.
Cần lưu ý, nên đấu dây phần mạch động lực trước rồi mới tới dây phần điều khiển, điều này nhằm đảm bảo tốt nhất cho sự hoạt động của tủ điện.
Bước 6: Cấp nguồn và chạy không tải
Sau khi việc nối dây điện cho tủ điện 3 pha được hoàn thành thì người dùng nên kiểm tra thật kỹ lưỡng lại hệ thống trước khi cấp nguồn điện cho tủ điện 3 pha hoạt động. Đồng thời, cấp điện cho tủ điện làm việc không tải nhằm phát hiện các sai sót trước khi đấu tải.
Đấu nối tủ điện 3 pha tuy phức tạp nhưng nếu thực hiện đầy đủ các bước kỹ thuật thì có thể đấu tủ điện 3 pha đảm bảo khả năng hoạt động tốt và an toàn. Chúc bạn thành công!
3. Đơn vị cung cấp tủ điện 3 pha: Chất lượng – Uy tín – Giá rẻ
Công ty TNHH MTV Airblower là đơn vị uy tín chuyên cung cấp tủ điện 3 pha. Sở hữu đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp và công nghệ hiện đại, Airblower cam kết đem đến cho quý khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất thị trường.
Nếu bạn đang có nhu cầu muốn mua tủ điện 3 pha, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về sản phẩm và hưởng mức giá ưu đãi.
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH MTV Airblower
Văn phòng: 139 Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Nhà máy: KCN Thanh Minh, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
Hotline: 0906 050 483
Email: sales@airblower.com.vn
Website: https://airblower.com.vn
#chính hãng #thương hiệu uy tín #tủ điện ba pha #tủ điện đẹp #lắp đặt tủ điện công nghiệp