Thang máy là hệ thống thiết bị được sử dụng rộng rãi trong các công trình, tòa nhà cao ốc,… trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Để đảm bảo thang máy vận hành ổn định, cần phải bảo trì thang máy thường xuyên. Tầm quan trọng, quy trình bảo trì thang máy bao gồm những bước nào, những lưu ý khi bảo trì thang máy gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Xem thêm: Thang máy, Thang máy gia đình, Kích thước thang máy, Sảnh thang máy, Kích thước thang máy gia đình, Bảo trì thang máy

1. Tầm quan trọng của việc bảo trì thang máy

Bỏa trì thang máy
Thang máy

 

Để thang máy có thể hoạt động tốt, các bộ phận cấu thành phải luôn hoạt động ổn định. Sau một thời gian hoạt động thang máy sẽ gặp phải những lỗi kỹ thuật, hỏng hóc dù đã được kiểm định khắt khe.  

Những lý do khiến chúng ta phải bảo trì bảo dưỡng thang máy thường xuyên là: 

1.1. Đảm bảo sự an toàn

Việc bảo trì thang máy thường xuyên giúp cho hệ thống thang máy vận hành suôn sẻ, không gặp lỗi bất ngờ. Từ đó đảm bảo an toàn cho người dùng 

1.2. Phát hiện sớm những hư hỏng để kịp thời xử lý

Hệ thống thang máy gồm hơn 200 chi tiết liên kết với nhau để cấu thành. Chỉ cần một chi tiết gặp vấn đề thì có thể dẫn đến hư hỏng nghiêm trọng cả hệ thống.

Vì vậy, bảo trì thang máy thường xuyên có thể phát hiện ra các lỗi sai, hư hỏng để kịp thời xử lý, đảm bảo hoạt động bình thường và kéo dài tuổi thọ cho thang máy.

1.3. Bảo trì, kiểm tra để tư vấn các giải pháp tốt hơn

Thang máy được lắp đặt dựa trên ước tính nhu cầu sử dụng của chủ sở hữu hoặc chủ đầu tư. Khi mật độ sử dụng trên thực tế cao hơn nhiều so với ước tính ban đầu của chủ đầu tư, hoạt động bảo trì thang máy sẽ phát hiện ra sự quá tải, từ đó tư vấn các giải pháp đáp ứng tốt hơn.

Các bước bảo trì thang máy
Các bước bảo trì thang máy

2. Quy trình bảo trì thang máy

Bước 1: Đánh giá sơ bộ thang máy

Đánh giá sơ bộ về hệ thống thiết bị để lên kế hoạch bảo trì hệ thống phù hợp. Các công việc cần làm trong bước này là: 

Tìm gặp đại diện đơn vị sử dụng, người phụ trách hoạt động của thang máy để biết rõ tình hình hoạt động và những và sự cố sự cố đã xảy ra.

Sử dụng thang máy, lưu ý những điểm hoạt động không bình thường của thiết bị, từ đó đánh giá sơ bộ về chất lượng thang.

Bước 2: Kiểm tra phòng máy

Kiểm tra cầu dao phòng máy, aptomat, điện áp nguồn

Kiểm tra các bộ phận của máy kéo 

Kiểm tra dầu, nhớt hộp số và thay thế nếu cần thiết

Kiểm tra pully máy phát và dây đai

Kiểm tra mức độ mòn của cáp nổ, số lượng sợi nổ

Kiểm tra bộ khống chế vượt tốc (Goventor)

Cắt điện hệ thống để kiểm tra bộ cứu hộ khẩn cấp,hoạt động của bình ắc quy 

Kiểm tra hoạt động của tủ điện bằng cách cho chạy thử thang máy.

Tổng vệ sinh phòng máy, máy kéo, tủ điện thang máy

Sửa chữa  các hư hỏng sau khi đã kiểm tra, thay thế cái mới nếu cần thiết.

Bước 3: Cabin

Di chuyển trong thang máy để kiểm tra hoạt động của cửa Cabin

Kiểm tra bảng điều khiển thang máy trong cabin

Kiểm tra hệ thống đèn, quạt và các chi tiết khác

Bước 4: Hố thang

Kiểm tra bảng công tắc điều khiển,..

Kiểm tra phanh an toàn

Kiểm tra hệ thống thắng, cửa tầng, thiết bị đóng mở cửa tầng thang máy.

Kiểm tra móng ngựa, cờ, nam châm có bị hư hỏng hay lệch vị trí không.

Kiểm tra khoảng cách tác động của các hộp số giới hạn.

Kiểm tra bình ắc quy, hệ thống đèn cấp cứu, Intercom, chuông báo …

Vệ sinh đầu máy, hố thang, sửa chữa hoặc thay thế các hư hỏng nếu cần thiết…

Bước 5: Đáy hố (Pit)

Kiểm tra các công tắc đáy hố có hoạt động bình thường không hay bị nghẽn không.

Kiểm tra đối trọng đáy hố, giảm chân đối trọng và cabin

Vệ sinh đáy hố, sửa chữa các hư hỏng

Bước 6: Nút bấm tầng

Kiểm tra nút bấm từng tầng

Kiểm tra mức độ hiển thị tại các cửa tầng

Bước 7: Cho thang máy hoạt động để kiểm tra các thiết bị an toàn

Lưu ý việc chạy thử thang máy phải có sự tham gia của đại diện bên sử dụng. 

Giả sử trường hợp mất điện để kiểm tra hoạt động của bộ cứu hộ tự động, nếu thang máy tự động đưa người sử dụng về tầng gần nhất và mở cửa thì thành công

Giả sử trong trường hợp đứt cáp, cabin giữ trên ray để kiểm tra bộ phanh hãm bảo hiểm.

Đồng thời kiểm tra hoạt động của bộ+ photocell, cửa tầng, bộ chống vượt tốc,…

Sau khi giả định các trường hợp để kiểm tra, chạy thử lần cuối để kết thúc lần bảo trì. 

3. Những công việc phải thực hiện sau khi bảo trì thang máy

bảo trì thang máy 1
Công nhân đang bảo trì thang máy

Việc vệ sinh công nghiệp và kiểm tra toàn bộ thang máy hàng tháng bao gồm các bộ phận sau: 

Phòng đặt máy: Luôn luôn khóa cửa và cửa sổ phòng đặt máy cẩn thận; kiểm tra sự di chuyển cửa và nhiệt độ phòng máy; kiểm tra đèn, các vật dụng khác đặt trong phòng máy….

Các thiết bị trong phòng máy: Máy kéo, động cơ. Dầu máy kéo, bộ phanh cơ khí an toàn (Governor), tủ điện, Tất cả các chi tiết trong tủ điều khiển (Relay, khởi động từ, các mạch điều khiển, giắc cắm

Sự hoạt động của buồng thang: Chú ý các hoạt động: khởi động, hãm, dừng, của cửa buồng thang. Kiểm tra độ lắc, tiếng ồn của buồng thang máy. Lau mắt kính của Photocell, quạt làm mát buồng thang thường xuyên.

Bảng điều khiển, hộp hiển thị báo tầng, báo chiều: tình trạng của các công tắc, vis định vị, các loại đèn báo (chiều di chuyển, đèn báo quá tải

Đèn và vách buồng thang: Vệ sinh bóng đèn, bụi bẩn xung quanh bóng đèn. Kiểm tra các bulong bắt vách buồng thang.

Đèn E.Light: Kiểm tra mức độ sáng của bóng đèn. Nếu độ sáng yếu, có thể thay thế bằng bóng đèn khác.

Interphone:Kiểm tra sự hoạt động, rè, nhiễu… Kiểm tra interphone và báo với bên liên quan nếu có hiện tượng rè, nhiễu,…

Bảng quan sát: Lau chùi các loại đèn báo trên bảng quan sát

Hố thang: Vệ sinh đất cát, bụi bẩn trong hố thang

Nóc buồng thang: Vệ sinh công nghiệp toàn bộ, đổ thêm dầu bôi trơn Rail để nóc buồng vận hành trơn tru

Cửa thoát hiểm: Kiểm tra sự hoạt động, khóa cửa và mức độ an toàn của cửa thoát hiểm

Các hộp giới hạn: Kiểm tra khoảng cách tác động, các đầu dây và bánh xe, hiệu chỉnh các tiếp điểm. 

4. Địa chỉ bảo hành thang máy uy tín

Là doanh nghiệp luôn luôn nỗ lực để mang đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, Airblower sở hữu một đội ngũ nhân viên kỹ thuật bảo hành, bảo trì có năng lực và giàu kinh nghiệm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng với mức chi phí phù hợp nhất. Thêm vào đó, quá trình bảo trì thang máy được tiến hành nhanh chóng, xử lý kịp thời những yêu cầu của khách hàng

Để nhận được dịch vụ sửa chữa thang máy, bảo trì thang máy tốt nhất, nhận báo giá bảo trì thang máy tại Hà Nội và các khu vực lân cận, hãy liên hệ với chúng tôi.

Thông tin liên hệ:

Công Ty TNHH Airblower

Địa chỉ: Số 139 đường Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

Website: https://airblower.com.vn/

Email: sales@airblower.com.vn

Hotline: 0906 050 483

#sửa thang máy, #nội quy sử dụng thang máy, #phí bảo trì, #sửa chữa thang máy tại hà nội