Nhà bếp được xem là nơi thể hiện rõ nhất nếp sống của một gia đình. Bài viết sau đây của AirBlower sẽ giúp bạn tham khảo thêm về những mẫu thiết kế nhà bếp đẹp, nguyên tắc và lưu ý khi thiết kế nhà bếp.

Xem thêm: Tủ bếp inox, Bồn rửa chén inox, Dụng cụ nhà bếp, Nồi nấu phở, Thiết bị nhà bếp, Đồ dùng nhà bếp, Nội thất nhà bếp, Bếp công nghiệp inox, Phụ kiện nhà bếp, Thiết bị bếp, Hút mùi nhà bếp, Quạt hút mùi nhà bếp.

1. Các mẫu thiết kế nhà bếp đẹp

Ngày nay, có rất nhiều những mẫu thiết kế nhà bếp đẹp, hiện đại, thuận tiện cho việc nấu nướng, được các gia đình rất quan tâm.

Nhà bếp
Nhà bếp

1.1. Nhà bếp kiểu Việt

Một căn bếp kiểu Việt đơn giản sẽ mang lại cảm giác gần gũi, ấm cúng cho các thành viên trong gia đình. Và cũng là “chất xúc tác” gắn kết tình cảm thêm khắng khít, thân mật.

1.2. Nhà bếp chữ U

Nhà bếp chữ U là không gian bếp có hình dạng hình chữ U. Nhà bếp được bao quanh bởi ba mặt tủ nhà bếp và tủ để đồ. Kiểu thiết kế nhà bếp hình chữ U tạo nên không gian nấu nướng rộng rãi và sử dụng một cách linh hoạt.

Nhà bếp chữ u
Nhà bếp chữ U

 

Đối với trường hợp phòng ăn có diện tích nhỏ và vuông vắn, bếp chữ U có thể linh hoạt biến một cạnh thành quầy bar hoặc bàn để thức ăn trong trường hợp căn bếp được thiết kế với không gian mở.

1.3. Nhà bếp chữ L

Nhà bếp chữ L là kiểu thiết kế bếp rất phổ biến hiện nay. Bếp kiểu chữ L tận dụng triệt để các góc trong nhà, đặc biệt góc chết. Tạo cảm giác thông thoáng cho gia chủ, không gian trống từ hai phía, đồng thời vị trí bếp nấu được rút ngắn.

Nhà bếp chữ L
Nhà bếp chữ L

Vì kiểu bếp chữ L là tận dụng các góc trong nhà nên diện tích thường bị nhỏ hơn các kiểu bếp khác. Để trang trí nhà bếp nhỏ đẹp thông thường sẽ thêm nội thất tiện nghi, hiện đại như: Bếp từ, lò nướng, lò vi sóng, máy hút khử mùi nhà bếp, tủ lạnh, chậu rửa chén,…

Ngày nay, không ít các gia đình và nhất là những gia đình trẻ, họ đòi hỏi không gian bếp phải hiện đại, mới mẻ và phong cách hơn. Những mẫu tủ bếp có gam màu nổi bật, tính thẩm mỹ cao thường được sử dụng cho không gian bếp kiểu chữ L.

Cách bố trí vật dụng trong nhà bếp cũng phụ thuộc khá nhiều vào vị trí các ổ cắm điện. Đây cũng là điều mà nhiều chị em nội trợ quan tâm khi thiết kế không gian bếp.

2. Các nguyên tắc bố trí nhà bếp

Dưới đây là một số nguyên tắc giúp bạn có thêm sự lựa chọn để bố trí cho nhà bếp.

Thứ nhất: Nên ưu tiên chọn gam màu tươi sáng. Với những gam màu tươi sáng sẽ tạo nên một không gian thoáng mát, rộng mở và sạch sẽ. Hơn thế, nó còn giúp căn bếp của bạn trở nên sang trọng.

Hầu hết các chủ nhà sẽ sử dụng tông màu trắng cho không gian căn bếp của mình. Vì màu trắng rất đơn giản và có thể kết hợp với màu sắc của những dụng cụ làm bếp tạo nên những điểm nhấn khác biệt cho căn bếp.

Thứ hai: Bếp là nơi để nấu nướng, thường có nhiệt độ cao hay là thức ăn rơi vãi khiến cho các loại nấm mốc, vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở. Vì thế chúng ta nên bố trí không gian bếp làm sao để có thể tiếp xúc nhiều nhất với ánh sáng tự nhiên để tiêu diệt vi khuẩn.

Hơn nữa, nguồn ánh sáng tự nhiên cũng mang lại cho chúng ta cảm giác thư thái, thoáng đãng.

Thứ ba: Lưu ý chọn thiết kế tủ bếp phù hợp. Bởi vậy khi chọn tủ bếp, gia chủ cần lưu ý tới diện tích, hình thái căn bếp của mình để chọn loại tủ phù hợp nhất.

Cuối cùng: Không gian bếp nhà bạn quá eo hẹp thì việc lựa chọn những đồ phụ kiện bếp thông minh là lựa chọn tối ưu. Nó vừa giúp bạn tiết kiệm diện tích, đồng thời làm căn bếp của bạn trở nên sang trọng hơn.

3. Những điều không nên khi thiết kế, xây dựng nhà bếp

Không chỉ quan tâm tới thiết kế phòng bếp đẹp, hầu hết các gia chủ cũng đòi hỏi về phong thủy của nhà bếp.

Nhà bếp hiện đại
Nhà bếp hiện đại

3.1. Nhà bếp đối diện phòng ngủ

Theo phong thủy, khi thiết kế cửa phòng ngủ và cửa phòng bếp đối diện nhau là điều tối kỵ, gây ra sự khó chịu, bức bối, gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của người ở trong phòng.

Ngoài ra, khói bếp, mùi thức ăn trong bếp tràn vào sẽ không tốt cho sức khỏe, khiến gia chủ căn phòng dễ rơi vào trạng thái chóng mặt, dễ bị kích động, cáu giận thường xuyên.

3.2. Nền phòng bếp không cao hơn phòng khách

Trong quá trình nấu nướng có thể xảy ra những sự cố bất ngờ như: Đổ nước, đổ mắm, nước tương ra sàn dẫn đến việc các loại nước chảy xuống nền phòng khách gây mất vệ sinh.

Bếp mang tính hỏa, vì vậy nếu như sàn nhà bếp mà cao hơn phòng khách thì hỏa khí sẽ lan ra các không gian khác. Như thế sẽ mất đi sự cân bằng âm dương tự nhiên cũng như sự cân bằng khí trong ngôi nhà.

Xét về tính thẩm mỹ: Nếu thiết kế nền các phòng có độ cao khác nhau sẽ làm cho ngôi nhà trở nên rối mắt, diện tích ngôi nhà bị hẹp lại và không có độ thoáng.

3.3. Không nên đặt bếp gần phòng thờ

Theo phong thủy nhà bếp quan niệm rằng cần tránh đặt phòng thờ gần bếp. Vì bếp là nơi để nấu nướng, phải xuất hiện khói lửa và thường có mùi hôi khó chịu, còn phòng thờ là không gian tâm linh, linh thiêng và trang trọng nhất trong nhà.

4. Địa chỉ thiết kế nhà bếp: Đẹp – Hiện đại – Sang trọng

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp về lĩnh vực thiết kế nhà bếp. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về nhà bếp cũng như nội thất nhà bếp, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi. Với đội ngũ tư vấn nhiệt tình, AirBlower rất vui khi mang đến cho bạn một căn bếp ưng ý nhất.

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH MTV AirBlower

  • Địa chỉ: Số 139 đường Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Website: https://airblower.com.vn/
  • Email: sales@airblower.com.vn
  • Hotline: 0906 050 483

Công ty TNHH AirBlower cam kết mang đến những sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng!